Ngành Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ Bộ Mao Lương (Ranunculales)
Họ Họ Anh Túc (Papaveraceae)
Chi Chi Papaver
Loài Loài P. Rhoeas
Tên khác Anh Túc Đỏ
Tên khoa học Papaver Rhoeas L
Mô tả: Cây thảo cao khoảng 60cm, có lông và có mủ trắng. Thân mọc thẳng, phân nhánh. Lá mọc đối không có lá kèm; các lá ở đoạn giữa thân không ôm thân và chia thuỳ nhọn nhiều hay ít. Hoa to, đơn độc trên cuống dài; đài mau rụng, cánh hoa 4-5, màu đỏ tươi (Cũng có thể có màu hồng, trắng do trồng trọt); nhiều nhị; có 7-12 đầu nhuỵ. Quả nang ngắn, hình xoan ngược, gần hình cầu, gần như nhẵn.
Bộ phận dùng: Toàn cây, nhất là hoa, quả và hạt – Herba Papaveris.
Nơi sống và thu hái: Cây của Bắc Mỹ, được trồng rộng rãi ở châu Âu và châu Á. Ta có nhập trồng ở Đà Lạt và cả ở Hà Nội trước đây để lấy hoa.
Thành phần hóa học: Các bộ phận khác nhau của cây chứa các alcaloid như rhoeadin, morphin, paramorphin, narcotin. Hoa chứa 0,031% rhoeadin. Cánh hoa và vỏ quả chứa 0,06% rhoeadin và một base khác tương đương với porphyroxine meconidin của thuốc phiện.
Tính vị, tác dụng: Cây có tính làm dịu và chống ho. Dịch quả dùng như chất làm dịu. Lá và hạt bổ. Cánh hoa làm ra mồ hôi và làm dịu. Nói chung, Hồng anh gây say nhẹ, làm dịu ho, chống co thắt, làm mềm dịu, làm ra mồ hồi.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hồng anh được dùng uống trong trị mất ngủ; ho có co cứng (ho gà, hen); viêm phế quản, viêm phổi; viêm màng phổi; sốt phát ban. Dùng ngoài chữa viêm họng; viêm mí mắt.
Người ta thường dùng thuốc hãm Hoa khô hay cao mềm. Dùng ngoài làm thành bột đắp.
Ở Tuynidi, cây khô nghiền thành bột dùng uống trong trường hợp chảy máu cam.
Ở Ấn Độ, lá và hạt dùng trị sốt thấp.
Hướng dẫn chung gieo hạt giống hoa hồng anh
1. Khâu chuẩn bị trồng:
-Chậu nhỏ (hoặc chậu to nếu sau này không muốn thay chậu nữa) hoặc khay ươm nếu gieo hạt giống hoa hồng anh với số lượng nhiều. Dù bạn dự tính trồng thẳng trong chậu hoặc sẽ chuyển xuống đất trồng thì cũng nên ươm hạt trong chậu trước vì dễ quản lí độ ẩm, sâu bệnh, dinh dưỡng…
-Giá thể: Đất sạch giàu dinh dưỡng + vỏ thóc hoặc perlite (đá núi lửa) hoặc cám dừa… Thông thường tỷ lệ phổ biến như sau: Đất sạch – vỏ thóc (hoặc perlite) = 7 : 3 (các bạn có thể mua giá thể tại các cửa hàng nông nghiệp, phân bón,…)
2. Gieo hạt giống hoa hồng anh:
-Chất trồng sau khi trộn đều, chúng ta cho vào chậu hoặc khay ươm.
-Tưới đẫm chất trồng.
-Gieo hạt giống hoa hồng anh: có thể trồng từ hạt giống dễ dàng. Hạt giống hoa hồng anh nảy mầm ở nhiệt độ từ 12-25 oC. Do vậy, bạn nên để khay ươm hạt ở nơi mát mẻ. Thời gian nảy mầm là từ 7-15 ngày. Hạt giống hoa hồng anh nên gieo ở độ sâu 0.3cm. Nhiệt độ phù hợp nhất cho hoa hồng anh phát triển là từ 10-25oC.
-Sau khi gieo hạt giống hoa xong dùng bình xịt dạng phun sương, phun lên bề mặt vài lần để đất và hạt tiếp xúc với nhau.
3. Chăm sóc sau khi gieo hạt:
-Nhiệt độ: tùy theo loại hạt cần nhiệt độ khác nhau để nẩy mầm, tuy nhiên dao động từ khoảng 12-25oC thích hợp cho đại đa số hạt giống hoa hồng anh. Hoa hồng anh phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ 12- 25 oC.
-Độ ẩm của đất trồng: chú ý luôn đảm bảo độ ẩm cho đất, không được để đất bị khô. Bao lâu phun 1 lần thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố nơi gieo hạt (nhiệt độ, sức gió…)
-Đặt chậu hoặc khay ươm ở nơi có ánh sáng khuyếch tán (che lưới lan màu đen loại 50%), vì hạt giống hoa mũi tên lá cần ánh sáng để nẩy mầm, nhưng nếu cường độ quá mạnh sẽ đốt cháy hạt và làm khô chất trồng nhanh chóng. Hạt giống sẽ nảy mầm trong khoảng 7 – 15 ngày.
-Thay chậu hoặc chuyển vào đất trồng: khi cây con cao 4-5cm (thân đủ cứng cáp, rễ mạnh…), chúng ta có thể chuyển qua chậu to hơn hoặc chuyển xuống đất trồng trực tiếp. Nếu trước đó đã gieo hạt trong chậu to thì có thể trồng tiếp mà không cần sang chậu. Chú ý bón lót phân hữu cơ vào đất trồng, đòi hỏi đất tơi, màu mỡ, nước và phân bón đầy đủ, điều kiện thoát nước tốt, duy trì ánh sáng. Khi trồng ra ruộng hay trồng thành luống ở vườn hoa cũng chần bón phân, cây mới bền, cho nhiều hoa và màu hoa đẹp.
-Bón phân: đối với cây con, hệ rễ vẫn chưa đủ mạnh để hấp thụ phân có nồng độ cao, cho nên việc dùng phân bón lá là thích hợp nhất. Thông thường chỉ nên tưới phân bón lá bằng 1/2 hoặc 2/3 nồng độ. ( sau khi tưới phân phải tưới lại bằng nước thường). Các bạn có thể dùng lân vi sinh bón gốc khi cây cây được 3 tuần tuổi.
-Sâu bệnh: giai đoạn cây con phải chú ý quan sát thường xuyên vì rất dễ bị sâu ăn lá tấn công, ta nên phun ngừa thuốc trừ nấm, trừ sâu (dạng vi sinh) 1 tuần 1 lần. Ngoài ra cũng chú ý đất trồng không được để úng tránh cây bị thối.